Lạm bàn về quản trị như một thực thể

date
Jun 18, 2022
slug
quan-tri-thuc-the
status
Published
tags
operation
summary
type
Post
Hôm nay ra cafe sớm với bàn về quản trị thực thể, 2 anh em bàn về quản trị.
Quản trị nếu có yếu tố scale lên thì không thể quản trị chi tiết kiểu Micromanagement được. Và người quản trị đôi khi không hẳn là coacher. Và đã làm quản trị phải đôi khi phải chấp nhận mâu thuẫn giữa việc làm đúng và làm tốt.
Câu chuyện 1: team là một thực thể
Đôi khi nhìn vào một team 10 người, hay 19 hay thậm chí 100 người. Tùy vào mức độ mà có thể xem team như một thực thể cấu thành từ các cá nhân riêng biệt. Cá nhân đó có thể là một engineer, một designer hay một người chuyên làm về business. Nhưng về mặt cao hơn mặt quản trị cost và risk thì team cũng chỉ là một thực thể để giải quyết bài toán lớn hơn.
Trong thực thể cấu thành từ nhiều tính cách khác nhau có thể là người thích làm, người thích cân bằng công việc, người thích để ý tiểu tiết, người thích sáng tạo… Tính cách của thực thể có thể hiểu đó là một culture của team. Và sức khỏe của thực thể này được đánh giá qua output qua mỗi iteration của họ.
Đứng ở góc độ cao hơn khi nhìn vào thực thể thì có thể thấy được output là bao nhiêu. Sự tăng giảm sẽ nói lên sức khỏe của thực thể này. Nhiệm vụ của người quản trị là chăm sóc và tạo điều kiện cho thực thể này phát triển để đáp ứng cho chiến lược chung.
Dĩ nhiên đây là một thực thể rời rạc sự thay đổi là một biến cố. Tùy vào hình thái phát triển mà có thể chọn một người quản trị phù hợp. Người quản trị phải xem xét dựa trên dữ liệu để phát hiện ra các khối u đó là U lành tính hay ác tính liệu rằng nó có thể chửa trị hay nên cắt bỏ. Vì khối u đôi khi sẽ hủy diệt cả thực thể. Nhưng để phát triển và kết nạp một tế bào mới, thì việc chọn những gen mạnh rất quan trọng.
Thế gen mạnh ở đây là gì?
Gen mạnh có thể hiểu nó mang tính chất bổ trợ cho các gen khác chứ không phải là một gen trội hơn và nó sẽ hủy diệt dần các gen hiện tại. Về mặt cơ bản cái cần để bảo vệ là thực thể chứ không phải là từng tế bào.
Câu chuyện 2: Stackholders
Trong quản trị việc đưa ra kết quả sẽ phụ thuộc vào sự lệ thuộc vào các tay chơi. Ở một hệ sinh thái lớn có độ dính cao thì việc đưa kết quả sẽ ngốn nhiều thời gian và kém chính xác hơn một hệ sinh thái có tính module và ít bị lệ thuộc. Ở phạm vi càng nhỏ độ kết dính sẽ càng cao, sự kết dính này do cấu trúc còn chưa hoàn chỉnh bị chồng chéo ở các quy trình chắc chắn sẽ xảy ra ở giai đoạn đầu ở bất kì hình thái tổ chức nào. Theo thời gian các bộ phận sẽ hoàn thiện sự ràng buộc sẽ ít đi, những dấu hiệu, dữ liệu, insight sẽ dần lộ diện để từng bộ phận tối ưu hóa tốt hơn theo giời gian mà ít lệ thuộc đi.
Các sự sáng tạo phát triển ở cấp độ phòng ban dễ có xu hướng phá hủy cấu trúc chung khi độ kết dính chung cao. Phải có một cái nhìn tổng quát về risk để quyết định xem chiến lược áp dụng sẽ như thế nào điều này chiếm nhiều thời gian của nhà quản trị.
Câu chuyện 3: Top Down - Down Top
Ở tùy giai đoạn của một tổ chức sẽ hình thành văn hóa như thế nào? Dựa vào văn hóa đó các nhà quản trị sẽ cài đặt được những quy trình phù hợp. Nhưng về mặt cơ bản vẫn là 2 kiểu chính:
  1. Huấn luyện viên
  1. Giám sát viên
Khi một tổ chức hoàn thiện về mặt quy trình, thì giám sát viên chỉ dựa vào quy trình để cài đặt các điều kiện để cho ra output. Ví dụ bạn đang có nhu cầu thiết kế căn hộ của mình thì các thành phần cấu tạo nên một thiết kế có biên độ giao động từ 1tr cho tới 50tr. Tùy vào nhu cầu cầu của bạn. Nếu bạn đã được nhận đc chỉ thị là tổng tiền là 400tr và đáp ứng nhu cầu sống cơ bản của 4 người. Thì lúc này giám sát viên đơn cử chỉ cần biết thế nào là nhu cầu sống cơ bản của 4 người theo quy chuẩn chung:
  1. Phòng khách : tivi, sofa, tủ sách
  1. Phòng ngủ: giường, tủ quần áo,bàn làm việc,tủ đầu giường
  1. Phòng bếp: tủ lạnh, bàn ăn, bếp
Vì việc giấc ngủ của gia đình này là quan trọng nhất. Thì lúc này người giám sát chỉ cần đặt ra các điều kiện đôi khi mang tính ngẫu hứng để chặn như
  1. Phòng khách : tivi , sofa, tủ sách (Không quá 30%)
  1. Phòng ngủ: giường, tủ quần áo, bàn làm việc, tủ đầu giường (Không quá 40%)
  1. Phòng bếp: tủ lạnh, bàn ăn, bếp (Không quá 20%)
Tổng chi phí cũng không bao giờ vượt quá 90% với 10% được đưa vào rủi ro. Người giám sát bây giờ chỉ dựa vào các báo giá theo chỉ số thì hoàn toàn có thể quyết định được. Nhưng điều này sẽ khó tạo ra sự sáng tạo phát triển ở chính giám sát viên.
Việc giám sát vẫn dựa trên tiêu chuẩn chung của tổ chức

© 2021 - 2025 · Khanh Tran · 顔エンジン · tran_khanh@outlook.com